Thực hiện theo Thông tư 41/2018/TT-BYTcủa Bộ Y tế, Trung tâm Đầu tư,
khai thác thủy lợi và nước sạch nông thôn (sau đây gọi tắt là trung tâm) đã hợp
đồng với Trung tâm Quan trắc – Kỹ thuật tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình
Dương lấy mẫu và phân tích chất lượng nước các công trình cấp nước nông thôn và
thông báo kết quả cụ thể như sau:
Hiện nay, Trung tâm đang quản lý khai thác 32 công
trình cấp nước tập trung nông thôn trên địa bàn tỉnh Bình Dương, trong đó 13
công trình có công suất thiết kế lớn hơn 1.000m3/ngày.đêm gồm các công
trình: Bạch Đằng (thị xã Tân Uyên); Lạc An, Bình Mỹ (huyện Bắc Tân Uyên); An
Bình, Phước Hòa, Vĩnh Hòa (huyện Phú Giáo); Thanh Tuyền, Thanh An, Định Hiệp,
Minh Tân, Minh Thạnh, An Lập, Long Hòa (huyện Dầu Tiếng) và 19 công trình có
công suất thiết kế nhỏ hơn 1.000m3/ngày.đêm gồm các công trình: Thạnh
Hội (thị xã Tân Uyên); Tân Mỹ, Thường Tân, Tân Bình, Hiếu Liêm (gồm 2 công
trình ở ấp Cây Dâu và ấp Cây Dừng), Tân Lập (huyện Bắc Tân Uyên); Trừ Văn Thố
(huyện Bàu Bàng); Phước Sang, Tân Hiệp, An Linh, An Thái, An Long, Tân Long,
Tam Lập (huyện Phú Giáo); Long Tân, Minh Hòa, Định Lộc, Định Thành và 01 công
trình là trạm bơm tăng áp đặt tại xã Định An (huyện Dầu Tiếng).
Trong tháng 11 vừa qua Trung tâm Quan trắc – Kỹ thuật
tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương đã lấy tổng cộng 213 mẫu nước tại 32
công trình cấp nước tập trung nông thôn. Trong đó:
- Đối với 13 công trình có công suất thiết kế lớn
hơn 1.000m3/ngày.đêm lấy 156 mẫu nước gồm 117 mẫu xét nghiệm 15 chỉ
tiêu A: Colifom; E.Coli; Màu sắc;
Mùi vị; Độ đục; Độ pH; Độ cứng (tính theo mgCaCO3/L); Hàm lượng
Clorua (Cl-); Hàm lượng Sắt tổng số (Fe); Hàm lượng mangan tổng số
(Mn); Hàm lượng nitrat (NO3-); Hàm lượng nitric (NO2-);
Hàm lượng sunphat (SO42-); Chỉ số Pecmanganat (KMnO4);
Hàm lượng Clo dư (Cl2) và 39 mẫu xét nghiệm 31 chỉ
tiêu A, B: Colifom; E.Coli; Màu sắc; Mùi vị; Độ đục; Độ pH; Độ cứng (tính theo
mgCaCO3/L); Hàm lượng Clorua (Cl-); Hàm lượng Sắt tổng số
(Fe); Hàm lượng mangan tổng số (Mn); Hàm lượng nitrat (NO3-);
Hàm lượng nitric (NO2-); Hàm lượng sunphat (SO42-);
Chỉ số Pecmanganat (KMnO4); Hàm lượng Clo dư (Cl2); Tổng
số chất rắn hòa tan (TDS); Hàm lượng nhôm (Al); Hàm lượng Amoni (NH3-N);
Hàm lượng Asen tổng số (As); Hàm lượng Florua (F-); Hàm lượng Hydro
sunfua (H2S); Hàm lượng chì (Pb); Hàm lượng thủy ngân tổng số (Hg);
Hàm lượng Natri (Na); Phenol và dẫn xuất của phenol; Benzen;
Monoclorobenzen; Benzo(a)pyren; Monocloramin; Tổng hoạt độ α; Tổng hoạt
độ β).
- Đối với 19 công trình có công suất thiết kế nhỏ
hơn 1.000m3/ngày.đêm xét nghiệm 57 mẫu gồm 14 chỉ tiêu: Colifom;
E.Coli; Màu sắc; Mùi vị; Độ đục; Độ pH; Hàm lượng Clo dư (Cl2); Hàm
lượng Amoni (NH3-N); Chỉ số Pecmanganat (KMnO4); Hàm lượng
Clorua (Cl-); Hàm lượng Sắt tổng số (Fe); Độ cứng (tính theo mgCaCO3/L);
Hàm lượng Florua (F-); Hàm lượng Asen tổng số (As).
Kết quả chất
lượng nước của 213 mẫu nước đều đạt theo quy định về chất lượng nước ăn uống,
sinh hoạt (QCVN 01:2009/BYT và QCVN 02:2009/BYT) của Bộ Y tế.
(Kèm theo Bảng tổng hợp kết quả xét nghiệm chất lượng nước của Trung tâm Quan trắc – Kỹ thuật tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương)
Công tác kiểm tra, kiểm soát chất
lượng nước được Trung tâm đặt lên hàng đầu. Trạm cấp nước được trang bị cho một
số trang thiết bị đo chỉ tiêu pH và clo dư hàng ngày. Hàng tuần Trung tâm có
một Bộ phận chuyên môn thường xuyên kiểm tra, kiểm soát chất lượng nước nhằm
theo dõi chất lượng nước, phát hiện kịp thời và điều chỉnh hóa chất xử lý nước
để đảm bảo nước sạch đạt theo quy chuẩn của Bộ Y tế.
Trên
đây là thông báo chất lượng nước và công tác kiểm tra, giám sát chất lượng nước
tháng 11 năm 2019 các công trình cấp nước tập trung nông thôn do Trung tâm Đầu
tư, khai thác thủy lợi và nước sạch nông thôn quản lý để người dân yên tâm sử dụng
nước./.
TRUNG
TÂM ĐẦU TƯ KHAI THÁC THỦY LỢI VÀ
NƯỚC
SẠCH NÔNG THÔN